Viêm gan B là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm. Tác nhân gây bệnh viêm gan B là do virus HBV gây ra, viêm gan b có khả năng lây qua nhiều còn đường khác nhau đặc biệt có thể lây từ mẹ sang con.
Bệnh viêm gan B gây ảnh hưởng trực tiếp và gây phá hủy nặng nề đến gan. Theo số liệu, có tới 90% số người mắc bệnh cấp tính trong thời gian ngắn và có thể khỏi hoàn toàn, gần 10% sẽ chuyển sang viêm gan B mãn tính và cuối cùng dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan B là gì ?
Viêm gan B là tình trạng gan bị viêm lây nhiễm, do virus HBV gây ra. Đây là loại virus gây viêm gan và ảnh hưởng cực kì lớn đến chức năng của gan. Viêm gan có 2 loại:
Viêm gan B cấp tính thường ngắn ngày và chỉ có thời gian 6 tháng kể từ khi mắc bệnh, có nhiều trường hợp viêm gan B cấp tính chuyển sang mãn tính.
Viêm gan B mãn tính là trong gan luôn tồn tại virus viêm gan B mà không bị đào thải
Nguyên nhân dẫn đến viêm gan B
Viêm gan B không lây lan qua con đường ăn uống. mà chỉ lây lan qua ba còn đường sau đây:
- Nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B sẽ có nguy cơ con bị mắc bệnh đến 95%.
- Lây qua đường máu nếu tiếp xúc với người bị bệnh.
- Lây qua đường tình dục.
Lưu ý: ho, hắt hơi, tiếp xúc thông thường (thí dụ như bắt tay), thức ăn và nước không làm lây lan bệnh viêm gan B.
Triệu chứng của viêm gan B
Viêm gan B gần như không có triệu chứng gì nên người bệnh rất chủ quan và vẫn hoạt động bình thường. Bệnh chỉ xuất hiện triệu chứng khi đã mắc thời gian dài và có biến chứng như:
- Nổi ban khắp cơ thể.
- Đau nhức các khớp
- Mệt mỏi thường xuyên.
- Vàng da.
- Khi đi tiểu có nước tiểu màu vàng đậm
- Luôn cảm giác thấy chán ăn.
- Sốt nhẹ.
Điều trị bệnh viên gan B
Điều trị viêm gan B chỉ là ngăn không cho virus viêm gan phát triển, nâng cao thể trạng cơ thể và tránh các biến chứng của bệnh. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sử dụng các loại thuốc ngăn ngừa viêm gan B như:
Đối với viêm gan B cấp tính:
Đa số bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi sau một thời gian
Khi mắc bệnh bạn cần nghỉ ngơi và hoạt động nhẹ. Nên nghỉ ngơi trong thời gian 1 đến 4 tuần sau khi mắc bệnh. Trong thời gian bị bệnh nên tránh tiếp xúc với người khác, có chế độ ăn phù hợp và uống nhiều nước.
Đối với người tiếp xúc với người bệnh nên tiêm vacxin viêm gan B để tránh bệnh có thể lây lan.
Đối với viêm gan B mãn tính:
Với viêm gan B mãn tính cần phải điều trị ngay để giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan và ngăn chặn khả năng lây sang cho người khác.
Các loại thuốc kháng virus như lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera), telbivudine (Tyzeka) và entecavir (Baraclude) có thể giúp chống lại virus viêm gan B và làm chậm khả năng gây tổn thương cho gan của chúng.
Interferon alfa-2b (Intron A): đây là một phiên bản tổng hợp của một hợp chất được cơ thể sản xuất ra để chống lại sự nhiễm trùng. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng cho người trẻ tuổi không muốn trải qua quá trình điều trị lâu dài, hoặc phụ nữ muốn mang thai.
Ghép gan: bác sĩ có thể đề nghị phương pháp này nếu gan bạn đã bị tổn hại quá nghiêm trọng. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần gan bị tổn hại và thay vào bằng gan khỏe mạnh của người cho.
Để có một lá gan khỏe mạnh mọi người cần phải có phương pháp phòng bệnh gan hiệu quả
- Nghỉ ngơi đầy đủ va có một chế độ ăn uống hợp lý
- Không nên ăn các món ăn nhiều dầu mỡ
- Không nên uống rượu, bia và các chất kích thích có hại cho gan
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Tránh tiếp xúc với nhiều người mắc bệnh
- Không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân hay các vật dụng khác có nguy cơ dính máu với người viêm gan B.
- Tiêm phòng viêm gan B: Đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Với trường hợp mẹ đã nhiễm viêm gan B, khi sinh em bé cần được tiêm vacxin đặc hiệu chống virus viêm gan B.